LỜI NÓI ĐẦU
Những con số thần bí là một cuốn sách bàn về vấn đề văn hóa có tính toàn cầu. Trong cuộc sống hằng ngày, một vài con số ngoài ý nghĩa tính toán ra chúng còn bao hàm ý nghĩa: Triết học, tôn giáo, thần thoại, vu thuật, thi ca, tập tục... Đặc biệt, chúng còn hàm chứa sự “thần bí”, thần thánh. Các nhà nghiên cứu gọi chúng là những con số thần bí, những con số ma pháp hoặc những con số mô thức.
Nguồn gốc phát sinh các con số thần bí xuất phát từ những quan niệm về số nguyên thủy tiền lý tính. Khi các con số mang biểu tượng cụ thể của sự vật, chưa hàm chứa lý tính chúng đã được nhuốm màu thần bí. Từ đó, trong tiềm thức con người, hình thành quan niệm về các con số thần bí. Quan niệm này xuất hiện, các con số liền mang tính chất kế thừa, lưu truyền từ đời này sang đời khác, không hề biến đổi. Từ đó, trở thành một dạng mã số ngôn ngữ nguyên hình trong sự vô thức của cộng đồng, để rồi phát triển thành hiện tượng văn hóa có màu sắc kỳ lạ.
Những con số thần bí Cổ đại Trung Quốc được sinh ra trên nền Văn hóa Trung Quốc. Các dạng văn hóa: Văn hóa thế tục và văn hóa tôn giáo, văn hóa Nho, Đạo, Thích cùng với văn hóa vu thuật, văn hóa dân tộc thiểu số, và văn hóa dân tộc ngoại biên đã giao hòa với nhau hợp thành tính đa dạng, phong phú của Văn hóa Trung Quốc. Nền văn hóa này có ảnh hưởng sâu sắc tới các con số thần bí, từ đó hình thành tính cách đặc thù riêng của nó.
Đặc điểm tượng hình của chữ Hán là biểu tượng cho các con số thần bí có được sự bảo lưu với mức độ tối đa. Chúng không chỉ từ trong cấu hình, qua hình tượng trực quan của tự dạng, thể hiện sự hàm chứa các số thần bí, mà còn vì sự lưu truyền như một sự phát triển tiềm tàng. Những con số thần bí Cổ đại Trung Quốc với những đặc điểm khiến chúng càng ẩn chứa nhiều ý nghĩa phong phú đa dạng.
Các con số thần bí Trung Quốc đều có nguồn gốc sâu xa và sự phát triển dài lâu. Chúng thẩm thấu vào nhiều lĩnh vực, các tầng lớp khác nhau của nền Văn hóa Trung Quốc. Từ các hàng chữ số ở Hà đồ, Lạc thư đến hệ thống triết học số lý “Thái cực, Âm Dương”, “Ngũ hành, Bát quái”, chúng đều có tác dụng “vô thức” của con số thần bí. Chúng biểu thị sự trừu tượng về triết học cao độ như mô thức con số trong câu nói của Lão Tử: “Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật”. Trong câu nói có ký ngụ những ẩn ý rất phức tạp, chúng còn kết hợp với các từ chỉ lễ nghi quan phương, thể chế chính trị, thành những kết cấu khó hiểu. Các định chế như “Chín đỉnh Thiên tử”, “Sáu chế độ của Đạo người” đều có ảnh hưởng của con số thần bí. Đã có những thần thoại như “Hoàng đế bốn mặt”, “Phương tướng bốn mắt” và lễ tục dân gian lấy “số 4” để chuyển đưa những thông tin về văn hóa thần bí; cũng có những loại Vu thuật, bói toán như “Bát quái” hình thành hệ Bốc, Phệ với những câu như “Dịch dữ Thiên Địa chuẩn (1)”, “Phạm vi Thiên Địa chi hóa như bất quá, khúc thành vạn vật nhi bất di (2)” dịch từ Hệ từ thượng truyện. Ngoài ra nền văn hóa này có tập tục sùng bái “Số 9” như Hán tộc và một vài dân tộc thiểu số khác, khiến cho mọi người đều hiểu rõ nền Văn hóa đa dân tộc Trung Hoa. Cũng có những truyền thuyết làm xúc động lòng người về sự gặp gỡ ngày 7 Tháng 7 của Ngưu Lang - Chức Nữ. Như vậy, dù nhìn từ góc độ lịch sử, triết học, hay từ góc độ kết cấu văn hóa, tâm lý, phương thức tư duy thì địa vị và và tác dụng của các con số thần bí trong nền văn minh Hoa Hạ đều khiến mọi người đặc biệt chú ý. Nó là món ăn tinh thần hết sức phong phú trong Văn hóa truyền thống Trung Quốc. Do vậy, việc tìm hiểu và khai thác nó là rất quan trọng, không chỉ trong phạm vi đất nước Trung Hoa mà nó còn thuộc phạm vi của nền văn minh nhân loại.
Trong suốt một thời kỳ lịch sử tương đối dài, do ảnh hưởng của sấm thần, vĩ học, do tác dụng của mê tín tôn giáo và thiếu năng lực nhận thức khoa học, nên mọi người tuy rất chú trọng hiện tượng các con số “thần bí” nhưng vẫn không làm sao nói lên được bản chất của nó. Vì vậy,với thái độ khoa học và sự phân tích lý tính để làm rõ được bản chất của nó thì đó chính là vấn đề trước mắt của chúng ta.
Các con số “thần bí” là sản vật nhận thức của loài người. Nó phát triển trong một giai đoạn nhất định, đồng thời nó là một dạng tải thể của quan niệm nguyên thủy. Những con số này nó số hóa những nhận thức cụ thể trực quan đối với Vũ trụ mà tư duy thần thoại có được. Do đó, nó có ý nghĩa đặc biệt, mang tính chất thần bí, tượng trưng cho thần thánh. Sau này khi nó trở thành khái niệm những con số thuần túy, nó vẫn mang trong mình nguyên hình sự vô thức. Qua đó ta thấy, giữa các con số thần bí và tư duy thần thoại có sự liên hệ qua lại với nhau. Thông qua biểu tượng nguyên hình của các con số thần bí, từ một góc độ nhất định ta có thể nghiên cứu quỹ tích phát sinh học về tư duy thần thoại của loài người.
Những con số thần bí cho ta các giá trị nhận thức nhất định. Nó pha trộn các nhân tố Vu thuật, mê tín nên nó hình thành rất nhiều các ảnh hưởng phụ. Gần đây, ta thấy đâu đâu cũng xôn xao về “con số cát tường”, đó chính là một ví dụ nổi bật về con số thần bí. Nó kết hợp quan niệm Vu thuật cổ hủ với hiện tượng mê tín do liên tưởng giữa hiện tượng đồng âm hai từ “Bát (8)” và “Phát”. Từ đó, đã hình thành ý thức sùng bái “Bát (8)” do câu “Muốn được “phát (tài)” thì không được rời “bát”. Vì vậy, để gạt bỏ những sắc thái thần bí bao phủ hiện tượng các con số thần bí, bài trừ mê tín, xây dựng Vũ trụ quan nhận thức luận khoa học, đó cũng là ý nghĩa hiện thực quan trọng đối với vấn đề “Các con số thần bí” Cổ đại Trung Quốc.
Cuốn sách này, chúng tôi muốn đi sâu nghiên cứu vấn đề quy luật về sự hàm súc, về cơ chế phát sinh cùng với tư duy thần thoại của nhân loại ở các con số thần bí Cổ đại của Trung Hoa, cố gắng truy đến tận gốc đối với biểu tượng ấy. Từ đó, khiến mọi người có được sự giải thích ở tầng sâu và nắm chắc về bản chất lý tính của chúng. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đặc biệt chú ý tới việc kết hợp sự khảo thích văn hiến với vấn đề khảo cổ, kết hợp sự nghiên cứu về văn tự học với việc nghiên cứu về phát sinh học tư duy nguyên thủy và tham khảo các tài liệu cùng loại của văn hóa nước ngoài. Trong khi nghiên cứu, chúng tôi sẽ có sự liên hệ giữa nội tại “Các con số thần bí” với kiểu tư duy thần thoại.
Việc nghiên cứu cuốn sách này có tính chất vượt ra ngoài chuyên môn hẹp của nó. Không phải là nghiên cứu về “Số thuật học” truyền thống cũng không phải là nghiên cứu vấn đề triết học đơn thuần mà là một loại nghiên cứu văn hóa so sánh. Nó hội tụ rất nhiều các khoa học và các lĩnh vực. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề này ta cần phải có tầm bao quát về văn hóa và có phương pháp vượt ngưỡng đối với các bộ môn khoa học, đem nó đặt vào trong bối cảnh lớn của Văn hóa Thế giới và Văn hóa truyền thống Trung Quốc. Ngoài ra cần phải phản đối truyền thống chỉ biết môn khoa học của mình mà phải biết hấp thụ và rút kinh nghiệm về lý luận, về phương pháp đối với việc phát triển của khoa học nhân văn đương đại, bao gồm văn hóa nhân loại học. Với tầm mắt mới và thái độ thực sự cầu thị, chúng ta hãy thẩm định lại hiện tượng văn hóa truyền thống này!
Trong cuốn sách này, chúng tôi căn cứ vào quá trình phát triển và quy luật của tư duy thần thoại, thông qua việc nghiên cứu đối với một vài con số thần bí để tìm ra quy luật sinh thành của chúng. Từ đó thấy rằng, phần nhiều các con số ấy đều dưới 10 hoặc lớn hơn 10 một chút, vì các số đó tiêu biểu cho giai đoạn phát triển quan trọng đối với sự hình thành về khái niệm trừu tượng và về sự phát triển nhận thức của loài người. Đúng như nhà nhân loại học nước Pháp Levi Purin đã nói: “Đó là những con số bị không khí thần bí bao vây, chúng gần như là những con số không vượt quá phạm vi 10 con số đầu, các dân tộc nguyên thủy chỉ biết mấy con số đó, họ cũng chỉ đặt tên cho mấy con số đó. Ấy là những con số đã được con người trừu tượng hóa. Chúng là một bộ phận con số đã hình thành biểu tượng cộng đồng tối cổ xưa, chỉ những con số đó mới đích thực là lực lượng thần bí, chỉ có chúng mới thể hiện được sự dài lâu về ý nghĩa chân chính của các con số”.
Ở đây, chúng tôi xin bổ sung thêm về con số "12”. Đứng về phương diện thiên văn lịch pháp, nó là con số biểu tượng của các chu kỳ tuần hoàn, biến đổi của Mặt Trăng, Mặt Trời. Như vậy, nó cũng lá con số thần bí chủ yếu. Còn về các con số "36, 72” lại là do nhân tố văn hóa đặc thù, hoặc do kết quả từ một sự tính toán của con người. Nó được hình thành nảy sinh trên cơ sở của con số thần bí chủ yếu.
Cuốn sách này, trong quá trình đi sâu nghiên cứu các con số thần bí Cổ đại Trung Quốc, chúng tôi đã chú ý tiếp thu các thành quả nghiên cứu của tiền nhân, tránh không bị gò vào những định kiến của người xưa, cố gắng “đẩy cũ ra mới”. Nhưng do phạm vi nghiên cứu quá rộng mà trình độ lại có hạn nên không tránh khỏi có những sai sót. Chúng tôi hy vọng có thể tiếp tục đi sâu nghiên cứu theo phương hướng này. Nếu sự ra mắt cuốn sách của chúng tôi và với vấn đề đã đề cập tới được các học giả coi trọng và muốn tiếp tục đi sâu nghiên cứu, thảo luận, thì điều đó sẽ khiến chúng tôi vô cùng vui mừng phấn khởi.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU.. 5
LỜI NÓI ĐẦU.. 7
CHƯƠNG I :VẠN VẬT BẮT ĐẦU TỪ SỐ MỘT.. 11
I. Sự “phá dịch” về thần thoại học đối với với“1” và “1 kép”. 11
II. “Số 1” và “Hỗn mang”. 16
CHƯƠNG II : Thái cực sinh lưỡng nghi 26
I. Giải thích “1 sinh 2”. 26
II. Sự “phá dịch” về “1 phân 2”. 28
III. Số 2 vì sao lại viết thành số 2 kép (贰?). 30
IV. Thân phận của số 2 và số 2 kép (贰?). 31
V. Phục Hy, Nữ Oa là Hồ lô tinh chăng?. 32
CHƯƠNG III : TAM TÀI: TRỜI, ĐẤT, NGƯỜI. 41
I. “3” bằng “nhiều”. 41
II. Từ “3 người thành hổ” đến “3 nghìn người đẹp”. 44
III. “3” là số cơ bản của sự sinh thành, phát triển. 47
IV. “Tam vị nhất thể” trong các thế hệ Đế Vương: dị thuyết về “Tam hoàng”. 48
V. Số “3” trong Nho, Phật, Đạo. 50
CHƯƠNG IV : TỨ TƯỢNG VẬN HÀNH CƠ.. 55
I. Giải đáp về “Lưỡng nghi sinh tứ tượng”. 56
II. Sự sùng bái “Giá thập tự” và số 4 thần thánh. 61
III. Từ “Hoàng đế bốn mặt” đến “Phương tướng bốn mắt”. 65
IV. “Trời tròn đất vuông” và Trời 3 đất 4. 70
V. Tứ (四) và Tử (死). 75
CHƯƠNG V : NGŨ HÀNH LÀM SÁNG MẶT TRỜI, MẶT TRĂNG.. 78
I. “5” xuất phát từ “4” nhưng hơn “4” về sự huyền bí 78
II. Ngũ nhạc, ngũ đế, ngũ thần, ngũ kinh đều bắt nguồn từ “4”. 84
III. “5” lại chiến thắng “6” như thế nào?. 91
IV. “Ngũ hành” và “Hoàng đế”. 97
V. Hiệu ứng lá cao vạn năng của “5”. 102
CHƯƠNG VI : RỒNG BAY NGỰ TRỊ “LỤC HỢP”. 110
I. Truyền kỳ về “Sáu ngựa” và “Sáu rồng”. 110
II. Từ “Lục (6) hợp” đến “Lục (6) hào”. 112
III. Quan sát từng mặt về “Lục chế của Đạo người”. 117
IV. “Lục căn bất tịnh” và “Lục Đạo luân hồi”. 125
V. “Lục (6)”, “Lục (trên cạn) và Lộc. 130
CHƯƠNG VII : 7 NGÔI SAO TỪ CAO CHIẾU RỌI. 134
I. “7” điều bí ẩn của con số có tính Thế giới 135
II. Gia tộc số 7 trong văn học cổ điển Trung Quốc. 141
III. Thất Tịch. Khất Xảo. Thất Tinh. 148
IV. Thất chính – Thất phụ – Thất sự – Thất phương tiện. 157
V. “Thất nhật lai phục” và “Thất nhật tạo nhân”. 163
CHƯƠNG VIII : BÁT QUÁI ĐỊNH CÁT HUNG.. 169
I. Từ 8 quẻ (Bát quái) đến 64 quẻ Chu Dịch hình thành. 169
II. Phải chăng Phục Hy tạo Bát quái?. 177
III. Khởi nguyên của ngôi sao 8 góc, “8”. 184
IV. Bát thần – Bát trận – Bát phong. 189
V. Con số “8” thần thánh của Thiên tử và con số “8” thông tục của dân gian. 193
VI. “Bát đại kim cương” và “Bát tiên quá hải” Phật,Đạo và “8”. 197
CHƯƠNG IX : CỬU CUNG ỨNG CỬU CHÂU.. 203
I. Thiên đàn: Hoạt hóa thạch của “số trời 9”. 204
II. Rồng 9 đầu. 9 con của rồng. 9 Dương. TrùngDương. 209
III. Dân tộc thiểu số và con số 9 thần bí 215
IV. Cửu đỉnh. Cửu châu. Cửu cung. Quỹ tích văn hóa phía sau số học. 220
V. “Cửu thiên Huyền nữ” và 18 tầng địa ngục Phật, Đạo và “9”. 226
CHƯƠNG X : THẬP CAN - LỊCH THÁNG 10. 231
I. 10 là số cực hạn. 231
II. “Thập Can” và “Lịch 10 tháng”. 235
III. Chân tướng thần thoại Hậu Nghệ bắn 10 Mặt trời 241
IV. Người đời Đường vì sao thích “10”?. 247
CHƯƠNG XI : CẦM TINH 12 CHI. 251
I. “12” số lớn của trời 251
II. 12 Địa Chi và 12 thánh thần thoại. 255
III. 12 “Cầm tinh” và 12 thần thú. 261
IV. 12 bản in đất và mô thức tuần hoàn của Mặt trời. 266
CHƯƠNG XII : “36” VÀ “72”. 272
I. 36 kế. Chiếc thang dao 36 bậc. 272
II. “72 biến” – 36 –Truy tìm gốc tích của “72”. 278
PHỤ LỤC I
I. Tính khoa học kỳ diệu lâu đời bí ẩn của không gian 64 quẻ hệ phục hy. 286
II. Bản tính kỳ lạ đích thực của các số trong ma phương lâu đời bí ẩn. 310
PHỤ LỤC II
CÂU CHUYỆN CON SỐ.. 340
I. Thế giới con số. 340
II. Vẻ đẹp toán học. 355
III. Nhỏ vô cùng và lớn vô tận. 368
PHỤ LỤC III
CON SỐ 9 KỲ DIỆU VÀ HUYỀN BÍ. 380
PHỤ LỤC IV
MÃ SỐ VŨ TRỤ.. 384
Ghi chú:
- Các đơn vị phát hành và cá nhân cần mua cuốn: NHỮNG CON SỐ THẦN BÍ, liên hệ tại:
Trung tâm Dịch thuật, Dịch vụ Văn hóa & Khoa học - Công nghệ (CTCS)
Địa chỉ: Số nhà 31A (đối diện 36), Ngõ 50, Phố Võng Thị, Phường Bưởi, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 09 04 28 69 68 Máy bàn: (04) 38 36 27 05
Email: trungtamctcs@gmail.com
- Giá bìa: 120 000đ
- Mua với số lượng lớn từ 100 - 200 cuốn (trả tiền ngay), được chiết khấu 50%.
- Mua với số lượng lớn từ 201 - 500 cuốn (trả tiền ngay), được chiết khấu 55%.